Phronesis – sự khôn ngoan thực tiễn

Để có được sự thành công trong thực tiễn, Nonaka chỉ ra cần có sự khôn ngoan được gọi là phronesis (một số người khác dùng từ mới hơn là practical wisdom) – sự khôn ngoan thực tiễn. Đó chính là khả năng quyết định và hành động tốt nhất trong một tình huống cụ thể để đạt được lợi ích chung. Một nhóm Scrum, với người lãnh đạo đặc biệt là Scrum Master, phải có được sự khôn ngoan này thì mới có khả năng vận hành tốt cơ chế tự tổ chức (self-organizing) và tự quản (self-managing).

 

Để phát triển phronesis, cần phải biết cấu thành của nó, chúng gồm:

 

  1. khả năng đánh giá cái tốt
  2. khả năng tham gia bối cảnh chung với người khác để tạo nên ba (không gian sáng tạo tri thức)
  3. khả năng nắm bắt bản chất của tình huống & sự vật cụ thể
  4. khả năng sử dụng ngôn ngữ, khái niệm & mô tả để đưa cái cụ thể vào tổng thể và ngược lại
  5. khả năng sử dụng hữu hiệu quyền lực chính trị để biến khái niệm thành hiện thực vì lợi ích chung
  6. khả năng khuyến khích phronesis của người khác để xây dựng tổ chức linh hoạt.

 

Scrum Master phải phát triển phronesis của chính mình cũng như cả nhóm và tổ chức. Scrum Master phải là một wise leader. Đó là thông điệp của buổi nói chuyện vừa rồi tại Hanoi Scrum: Scrum Master: from thinking to actions

Nguồn: Tấn's Notes