[TCLT] Thực hành có chủ ý nghĩa là cải tiến chính bạn bằng việc chia nhỏ mục đích một cách thông minh thành những phần nhỏ để có thể thực hành và nâng cấp độ khó của mỗi phiên luyện tập với mức độ vượt ra ngoài vùng thoải mái (comfort zone) của bạn.
Thực hành Có Chủ Ý thường gắn với ý kiến cho rằng những con người xuất chúng (Mozart, Tiger Woods) đạt được tài năng thông qua thực hành, không phải năng khiếu bẩm sinh. Tuy nhiên, bỏ qua tranh luận về năng khiếu và chỉ tập chung vào quan niệm cho rằng nếu bạn có tài năng ở mức độ X, thì thực hành Có Chủ Ý làm cho nó thành 10X.
Có hai điều tôi cho rằng cần nhấn mạnh khi mọi người bàn về thực hành Có Chủ Ý.
Thực hành Có Chủ Ý là hơn 10.000 giờ
Cũng có thể ít hơn 10.000 giờ. Với hầu hết mọi người tôi đã sử dụng cụm từ “thực hành chủ ý” với câu nói dí dỏm “ồ, thứ đó gọi là 10.000 giờ”.
Họ đang nói đến phần của nghiên cứu cho rằng sau 10.000 giờ luyện tập một người sẽ đến giới hạn tận cùng của sự tiến bộ. Đây là thứ ít hữu ích nhất để biết về nghiên cứu thực hành chủ ý. Đó là một dấu hiệu cảnh bảo tốt nói nên rằng nếu bạn thực hành CÓ CHỦ Ý liên tục 10 năm và đến lúc không còn hiệu quả nữa. Tuy vậy hầu hết các bạn không tiến gần đến con số 10.000 giờ.
Việc đóng khung 10.000 giờ ẩn chứa hai thứ, đó là thực hành chủ ý có thể áp dụng cho cả những thứ nhỏ (không chỉ khi mục tiêu của bạn ở đẳng cấp quốc tế) và khi bạn muốn làm một cam kết nhỏ hơn. Điều gì xảy ra sau 1 giờ thực hành có chủ ý?
Mỗi giờ thực hành đều là thời gian bạn đang tiến bộ. Không phải 10.000 giờ đi kèm với sự tiến bộ đột ngột. 10.000 giờ đi kèm với 10.000 bước cải tiến dần dần.
Bài báo nghiên cứu đầu tiên tôi đọc của Daniel F.Chambliss khi viết về chủ đề này là nghiên cứu về các vận động viên bơi lội ở mọi trình độ, The Mundanity of Excellence (Tính Tầm Thường của sự Xuất Sắc). Thậm chí ở các lứa tuổi trẻ nhất, người ta cũng nhận thấy người bơi giỏi nhất thực hành tốt hơn.
Vậy, bạn là nhân viên văn phòng và phải gửi hàng tấn email? Hãy bỏ một giờ để đọc bài viết email hiệu quả, và viết lại mười email gần đây nhất theo theo hướng dẫn trên. Và rồi bạn sẽ trở thành người gửi thư tốt hơn.
Từ khóa là “Có Chủ Ý”
Rất nhiều người luyện tập. Họ làm việc hàng giờ với hi vọng sẽ giỏi lên. Thông thường tập luyện với khối lượng lớn sẽ tiến bộ. Nhưng đó không phải mấu chốt bên trong của thực hành có chủ ý.
Trong ví dụ về bơi lội phía trên họ nhận thấy nhiều sự tương đồng giữa người bơi nhanh và bơi chậm, bao gồm cả việc họ bỏ ra bao nhiêu thời gian để bơi. Sự khác nhau là trong khi luyện tập người bơi chậm nghĩ về cả cái bể bơi, còn người bơi nhanh quan tâm đến các chi tiết nhỏ, như việc khép tay thế nào để tăng hiệu quả khi bơi.
Nói chung, tôi nhận thấy rằng làm việc nhiều hơn thì dễ hơn làm việc thông minh hơn. Tại sao vậy? Rõ ràng sẽ hiệu quả hơn nếu sở thích của tôi bị đảo ngược. Ví dụ, điều làm tăng năng suất nhất của tôi đến từ sự duy trì một danh sách công việc phải làm hàng ngày. Mong muốn tự nhiên với cái danh sách này là tự hoàn thành nó để xem mình giải quyết được bao nhiêu công viêc. Vấn đề lớn nhất với danh sách là việc nhồi nhét mọi thứ vào mà không bỏ nhiều thời gian để ưu tiên hóa các công việc trên đó. Nên vào cuối ngày danh sách phản ánh số hoạt động hơn là số việc đã hoàn thành.
Theo ngôn ngữ của thực hành Có Chủ Ý, “kỹ năng” tôi đang cố cải tiến là năng suất làm việc. Luyện tập vất vả hơn chỉ là cách tiếp cận ngây thơ. Tiếp cận theo chủ ý là chia mục đích nâng cao năng suất thành nhiều phần nhỏ và tập trung vào chỗ mình còn thiếu.
Khi trở nên năng suất hơn, tôi không sợ việc vất vả hoặc kéo dài nhiều giờ. Tôi nghĩ đó là điều tích cực. Những điểm yếu của tôi [1] là: tôi không thích lên kế hoạch (tôi không tin tưởng ở kế hoạch), tôi thường không theo kế hoạch cá nhân, tôi trì hoãn khi bước tiếp theo là thứ tôi không quan tâm (tôi thường mất cả tuần để vẽ vời về thứ vẫn chưa xảy ra).
Tôi đã từng có một điểm yếu là quên những điều mình đang làm và chệch hướng. Tôi giải quyết điểm yếu đó bằng việc sử dụng danh sách công việc. Tôi cược rằng nếu tôi bỏ thêm nhiều thời gian luyện tập năng suất, tôi sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về điểm mạnh và điểm yếu của mình.
Vậy, làm sao để luyện tập năng suất hơn? Mỗi điểm yếu cần một kế hoạch luyện tập. Tôi chưa từng thấy ai chia nhỏ “năng suất” theo cách một huấn luyện viên chia nhỏ lịch luyện tập. Tôi nên nói rằng thứ năm tới tôi sẽ ưu tiên lại ba danh sách cũ, thưởng thức một tách cà phê, và ưu tiên thêm ba danh sách nữa? Đó chính là lấy một phần nhỏ của mục đích tăng năng suất của mình và luyện tập với nó.
Tôi thích cố gắng thực hành Có Chủ Ý như là một phần của công việc của mình. Nghĩa là tôi thích luyện tập khi tôi làm việc thực sự thay vì các bài tập giả tưởng như một danh sách phía trên. Tôi không biện hộ rằng đây là cách tốt nhất để tiếp cận công việc, nhưng tốt nhất để tôi tự quản lý mình xa hơn nữa. Cách tôi chia nhỏ việc để luyện tập năng suất tạo ra một danh sách vô hình cho tôi tập trung vào những điểm như: lên kế hoạch, làm theo kế hoạch, không lang thang trên các website. Tôi quan tâm đến cách tiếp cận có kỷ luật hơn – ai có ý kiến khác không?
[1] Cuốn sách “The Cyclists Training Bible” chỉ ra các giới hạn, yếu tố giữ người đua xe đạp lại trong việc đạt đến mục đích. Sau đó người đua xe đưa ra chương trình luyện tập nhằm vào các giới hạn đó. Sự khác nhau giữa điểm yếu và giới hạn không rõ ràng lắm, nhưng tôi nghĩ giới hạn là cách tốt để tìm ra điểm yếu. Tôi là một ca sĩ tồi nhưng không điều gì có ý nghĩa làm cho tôi khắc phục điều này. Trái lại tôi cũng là nhà thiết kế tồi và nó làm chậm công việc của tôi, vậy tôi phải làm gì đó để cải thiện? Nghĩ về các giới hạn còn hướng bạn đến các công việc bạn đã giỏi nhưng vẫn tối quan trọng cho bạn. Ví dụ, là lập trình viên tôi khá tốt trong giao tiếp, nhưng tôi vẫn phải thu thập danh sách khổng lồ các kết quả đáng lẽ cần được giải quyết sớm hơn, giao tiếp rõ ràng hơn. Như vậy giao tiếp luôn là kỹ năng tôi cần phải trau dồi.
Theo Tạp chí Lập trình | Người dịch: Nguyễn Ngọc Anh | Nguồn: medium.com