Sẽ thế nào nếu như chiếc xe bạn lái hàng ngày tới công sở chỉ mất có 2.35 lít xăng cho 100km? Joe Justice và những cộng sự ở Wikispeed đã phát triển ra một mô hình thử nghiệm chức năng (Functional Prototype). Bằng cách sử dụng triệt để phương pháp quản lý Agile, họ đã phát triển mẫu xe này(prototype) chỉ trong vòng 3 tháng, thay vì phải mất rất nhiều năm nếu thực hiện theo phương pháp sản xuất truyền thống.
Phát triển Linh hoạt (Agile Development) làm một thuật ngữ có nguồn gốc từ Tuyên Ngôn Phát triển Phần mềm Linh hoạt (Agile Manifesto - Tuyên ngôn Agile), tuyên ngôn này được soạn thảo năm 2001 bởi một nhóm gồm các nhà sáng tạo Scrum, Extreme Programming (XP), Dynamic Systems Development Method (DSDM - Phương pháp Phát triển Hệ thống Linh động), và Crystal; đại diện của phát triển hướng-tính-năng (feature-driven); và một vài nhà lãnh đạo khác trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm.
Cải tiến là một quá trình cơ học, hình thức và trong nhiều trường hợp rất đơn giản để làm việc với mã của hệ thống đã tồn tại để chúng trở nên “tốt hơn”. Khái niệm “tốt hơn” là một khái niệm mang tính chủ quan, và không có nghĩa là luôn làm ứng dụng chạy nhanh hơn mà thường được hiểu là theo các kỹ thuật hướng đối tượng, tăng an toàn kiểu dữ liệu, cải thiện hiệu xuất , đễ đọc, dễ bảo trì và mở rộng.
Phát triển phần mềm linh hoạt (agile software development – gọi tắt là agile) là một nhóm các phương pháp và phương pháp luận phát triển phần mềm dựa trên các nguyên tắc phát triển phân đoạn lặp (iterative) và tăng trưởng (incremental), theo đó nhu cầu và giải pháp tiến hóa thông qua sự hợp tác giữa các nhóm tự quản và liên chức năng...
User Story là một bản tóm tắt nhu cầu người dùng. Đây là công cụ được sử dụng phổ biến trong Extreme Programming, Scrum và các phương pháp Agile khác để thể hiện nhu cầu người dùng. Thông thường, user story do khách hàng, hoặc đại diện của khách hàng, người thực sự hiểu nghiệp vụ và nắm bắt được chính xác yêu cầu của mình đối với nhóm phát triển.