Các nhóm cộng tác đạt được hiệu quả tốt nhất thông qua tương tác (interaction) chứ không phải từ quy trình và công cụ. Dù quy trình và công cụ có thể phục vụ đắc lực cho việc cộng tác, nhưng các nhóm cần tập trung vào khía cạnh tương tác để đạt hiệu quả cao nhất. Một trong những cốt lõi của tương tác là giao tiếp (communication) ...
[TCLT] Martin Fowler là một kỹ nghệ gia phần mềm, một diễn giả, nhà tư vấn tầm cỡ quốc tế. "Is Design Dead" là một bài viết nổi tiếng của ông về vai trò của design trong phát triển phần mềm. Mời bạn đọc bản dịch của bài viết này.
[TCLT] Tiếp nối phần một về Lập trình Tinh gọn (Lean Programming), phần hai sẽ đi sâu hơn về những quy tắc của Lean Manufacturing được áp dụng trong lĩnh vực sản xuất phần mềm. Bài viết được dịch từ leanessays.com, trang web với những bài viết nổi tiếng của ông bà Poppendieck về Lean Software Development.
[TCLT] Năm 1980, đài truyền hình NBC đã trình chiếu bộ phim tài liệu “Nếu nước Nhật có thể, tại sao chúng ta lại không?”. Lúc đó tôi đang làm quản lý tại một xưởng sản xuất video cassette, và chúng tôi đã liên tục hỏi nhau những câu đó...
Phát triển Phần Mềm Tinh gọn (Lean Software Development) là một phương pháp theo triết lí Agile, sử dụng Tư duy Tinh gọn (Lean Thinking) và các nguyên lí đặc trưng của Tinh gọn (vốn xuất phát từ ngành sản xuất ô tô – Lean Manufacturing) được áp dụng cho lĩnh vực phát triển phần mềm. Tên gọi “Lean Software Development” xuất xứ từ cuốn sách cùng tên của Mary Poppendieck và Tom Poppendieck.