Có vẻ như phong trào Lean Startup đã làm sống lại eXtreme Programming, một “môn võ công” tưởng chừng hay an vị những góc khuất nơi có các tay coder lập dị đầu to mắt cận. Công thức “Lean Startup = Customer Development + Agile Engineering” có thể đã khuyến khích giới khởi nghiệp đi tìm lại những kinh điển và khơi lại giá trị của những lập trình viên chân chính. Bước khởi đầu đó là tìm hiểu và thực hành Lập trình Cực hạn (hay Lập trình Cực đoan – eXtreme Programming, thường gọi là XP). Thật logic khi ta tìm đến “Extreme Programming Explained” của người được coi như là “cha đẻ” của XP: Kent Beck.
Việc biết được những tính năng cần phải có trong mỗi sản phẩm là thử thách của bất kì người phát triển sản phẩm nào. Quá trình đó không đơn giản là những kết luận từ các nghiên cứu thị trường, hay những phỏng đoán của các lập trình viên. Đó thực sự là một thử thách khắc nghiệt, quyết định thành bại của mỗi sản phẩm. Nếu Ken Schwaber từng nhắc đi nhắc lại “Scrum rất dễ hiểu nhưng khó tinh thông”, thì phần khó nhất có lẽ là nằm ở vai trò của Product Owner: chịu trách nhiệm về sản phẩm. Nếu nó là nghệ thuật, thì những kĩ năng được đề cập trong sách giống như những kĩ thuật cơ bản để nghệ sĩ thỏa sức kiến tạo nên những tác phẩm thành công.
Câu hỏi lớn đó mở ra hàng loạt những thắc mắc khác để một đội nhóm Scrum có thể làm chủ được hoạt động trọng yếu này: làm sao để tổ chức rà soát – cải tiến sao cho vừa vui vẻ vừa hiệu quả? Họp cải tiến diễn ra trong bao lâu là vừa? làm gì trong buổi họp đó? Tập trung thế nào? Làm sao để thu thập được dữ liệu? phân tích dữ liệu đó như thế nào để có được sự hiểu biết sâu sắc (insight) về quá trình vừa diễn ra? Làm sao để lựa chọn việc gì cần làm để cải tiến? v.v.
Mặc dù tập trung vào những vấn đề liên quan tới con người trong việc quản lí dự án phần mềm, Brooks đã đi xa hơn rất nhiều để thảo luận kĩ về những vấn đề liên quan đến công cụ, phương pháp, quy trình hay tổ chức để tìm kiếm một sự hiểu biết thấu đáo và đầy đủ trong lĩnh vực quản trị dự án và phát triển phần mềm. “The Mythical Man-Month” trở thành kinh điển có lẽ bởi người đọc nó không chỉ có được một cái nhìn toàn cảnh...