Event #2: Review 1

Phần 1: Lý thuyết

Trong vòng hơn một giờ đồng hồ, Mr. Tấn DT từ HanoiScrum có bài giới thiệu về khung làm việc Scrum, giúp cử tọa hiểu rõ các khái niệm cơ bản trong Scrum. Nhiều người mới lần đầu được tiếp xúc với Scrum thông qua workshop lần này cho biết điều hấp dẫn của Scrum nằm ở các giá trị cơ bản và phổ quát nhằm đạt đến sự hiệu quả cao trong công việc, không chỉ áp dụng cho công nghệ phần mềm. Trong Scrum, các giá trị cơ bản đó được gọi là "Ba chân của Scrum"  - được Tấn DT trình bày như là phần lõi của khung làm việc Scrum (xem hình) - bao gồm tính "Minh bạch", sự "Thanh tra" và sự "Thích nghi".

 

Theo đó, khung làm việc Scrum luôn đảm bảo thông tin (vấn đề, giải pháp, sáng kiến) được minh bạchthông suốt cho toàn bộ tổ chức, nhằm mang lại khả năng ra quyết định tối ưu nhất để giải quyết công việc, nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Trong quá trình phát triển, Scrum luôn đảm bảo nhóm phát triển tích cực tìm kiếm thông tin (vấn đề, giải pháp, ý tưởng v.v.) thông qua cơ chế Thanh tra đều đặn và liên tục (trong Daily Scrum, họp Sơ kết, hay họp Retrospective); từ đó mở đường cho các chiến lược và hành động Thích nghi, nhằm thích ứng với các thay đổi, đạt năng suất tối ưu, mang lại lợi ích tối đa cho dự án. Xuất phát từ cái lõi là "Ba chân", khung làm việc Scrum còn xây dựng các cơ chế, công cụ và phương pháp thực hành để đảm bảo cho các giá trị cốt lõi đó được phát huy. Trong Scrum, chúng được biết đến với các thuật ngữ như Đội hình Scrum (Scrum Team) với các vai trò (ScrumMaster, Product Owner và Đội sản xuất); các Hộp thời gian (Họp kế hoạch Sprint, Sprint, Họp Scrum hằng ngày, Sơ kết Sprint, Rà soát - Cải tiến Sprint); các Đồ nghề (Sprint Backlog, Product Backlog và Biểu đồ Burndown) và các Quy tắc Scrum ( mô tả rõ các thành tố trong Scrum framework được dùng như thế nào, giới hạn ra sao, nhằm mục đích gì v.v.) gắn kết các yếu tố lại với nhau. Bạn có thể xem thêm slide của phần lý thuyết tại đây, và một số hình ảnh của workshop tại đây.

(Tiếp: Review 2 - Bài học triển khai Scrum từ Ibelis)