Việc biết được những tính năng cần phải có trong mỗi sản phẩm là thử thách của bất kì người phát triển sản phẩm nào. Quá trình đó không đơn giản là những kết luận từ các nghiên cứu thị trường, hay những phỏng đoán của các lập trình viên. Đó thực sự là một thử thách khắc nghiệt, quyết định thành bại của mỗi sản phẩm. Nếu Ken Schwaber từng nhắc đi nhắc lại “Scrum rất dễ hiểu nhưng khó tinh thông”, thì phần khó nhất có lẽ là nằm ở vai trò của Product Owner: chịu trách nhiệm về sản phẩm. Nếu nó là nghệ thuật, thì những kĩ năng được đề cập trong sách giống như những kĩ thuật cơ bản để nghệ sĩ thỏa sức kiến tạo nên những tác phẩm thành công.
Cộng động Agile Việt Nam đang hội nhập nhanh cả theo bề rộng và bề sâu để lĩnh hội phương pháp làm việc hiện đại nhằm gia tăng năng lực sáng tạo và cạnh tranh. Cùng với các trào lưu khởi nghiệp đang có dấu hiệu khởi sắc, ...
Câu hỏi lớn đó mở ra hàng loạt những thắc mắc khác để một đội nhóm Scrum có thể làm chủ được hoạt động trọng yếu này: làm sao để tổ chức rà soát – cải tiến sao cho vừa vui vẻ vừa hiệu quả? Họp cải tiến diễn ra trong bao lâu là vừa? làm gì trong buổi họp đó? Tập trung thế nào? Làm sao để thu thập được dữ liệu? phân tích dữ liệu đó như thế nào để có được sự hiểu biết sâu sắc (insight) về quá trình vừa diễn ra? Làm sao để lựa chọn việc gì cần làm để cải tiến? v.v.
[TCLT] Thực hành có chủ ý nghĩa là cải tiến chính bạn bằng việc chia nhỏ mục đích một cách thông minh thành những phần nhỏ để có thể thực hành và nâng cấp độ khó của mỗi phiên luyện tập với mức độ vượt ra ngoài vùng thoải mái (comfort zone) của bạn.